Nếu như bạn đang tìm hiểu về các thiết bị nhà thông minh, có lẽ bạn đã từng nghe đến thiết bị gọi là smart home hub (hay hub). Vậy smart home hub là gì? Vai trò của nó như thế nào trong ngôi nhà thông minh? Hãy cùng Cá Hề tìm hiểu về nó nhé!
Smart home hub là gì?
Smart home hub là một thiết bị đóng vai trò làm trung tâm điều khiển nhà thông minh, nó có nhiệm vụ kết nối các thiết bị thông minh về một nền tảng tập trung, cho phép chủ nhà điều khiển mọi thiết bị thông qua một ứng dụng duy nhất.
Lấy ví dụ đơn giản: Bạn mua một bóng đèn sử dụng chuẩn kết nối là Zigbee, trong khi đó điện thoại của bạn chỉ có thể kết nối Wifi, hoặc Bluetooth. Lúc này, để cho điện thoại của bạn có thể điều khiển được bóng đèn, bạn cần có một smart home hub làm “phiên dịch” cho cả hai.
Những giao thức nào được hỗ trợ bởi smart home hub
Có ba giao thức chính được sử dụng trong smart home hub: Wi-Fi, Bluetooth, Zigbee, Z-Wave, Sidewalk, và Bluetooth.
Các loại smart home hub phổ biến hiện nay
Hiện nay có thể chia smart home hub thành hai loại: Smart home hub độc lập (standalone) hoặc trợ lý ảo thông minh (smart assistant)
Loại độc lập
Samsung SmartThings Hub: Là chiếc hub được Samsung phát triển để kết nối các sản phẩm thông minh do chính Samsung sản xuất. Không những thế, Việc hỗ trợ Zigbee 3.0 và Z-Wave giúp nó tương thích với hàng trăm thiết bị do bên thứ 3 sản xuất.
Philips Hue Bridge: Đây là chiếc hub được sử dụng cho hệ sinh thái đèn thông minh Philips Hue, nó dùng giao thức Zigbee để “giao tiếp” với bóng đèn thông minh, phích cắm thông minh, và các cảm biến chuyển động…
Vivint Smart Home System: Vivint cung cấp hệ thống giám sát an ninh gia đình gồm khóa, camera ngoài trời và chuông cửa video. Đây là một trong số ít các smart home hub có giao diện video và điều khiển giống như máy tính bảng.
Trợ lý ảo thông minh kiêm smart home hub
Nổi bật nhất là trợ lý ảo của 3 ông lớn trong làng công nghệ: Amazon, Google, và Apple.
Trợ lý ảo Amazon Alexa : Amazon xây dựng trợ lý thông minh Alexa của mình để hỗ trợ nhiều loại thiết bị gia đình thông minh và cho phép người dùng điều khiển thiết bị thông qua giọng nói. Trợ lý ảo Alexa được tích hợp vào loa thông minh của hãng, một số thiết bị như Amazon Echo Show, thậm chí còn sử dụng giao diện giống như máy tính bảng cho phép người dùng tương tác nhiều hơn.
Trợ lý ảo Google Assistant: Các thiết bị loa thông minh Google cũng được thiết kế để người dùng tương tác với trợ lý ảo Google Assistant bằng giọng nói, cho phép bạn điều khiển đèn thông minh, máy ảnh, tivi, và hàng ngàn thiết bị thông minh từ các thương hiệu phổ biến khác.
Trợ lý ảo Siri trên Apple HomeKit: Với Apple Homekit bạn dễ dàng điều chỉnh bóng đèn, ổ khóa, mở tivi… chỉ bằng một cú chạm trên màn hình điện thoại, hoặc sử dụng giọng nói để yêu cầu trợ lý ảo Siri thực hiện. Chú ý, để biết sản phẩm có hoạt động được với Apple Homekit, bạn hãy kiểm tra trên bao bì xem nó có gắn nhãn “Work with Apple HomeKit” hay không nhé!
Cá Hề hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn đã trả lời được câu hỏi smart home hub là gì? Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau nhé!