ChatGPT là trí thông minh nhân tạo có khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ ấn tượng. Thật vậy, bạn có thể yêu cầu chatbot này làm thơ, viết truyện, sáng tác bài hát, hoặc đơn giản là trả lời câu hỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Vậy, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao AI này lại làm được những thứ hay ho như thế? Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của AI này? Những lĩnh vực ứng dụng ChatGPT hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ những thắc mắc đó.
ChatGPT là gì, những cột mốc phát triển của ChatGPT?
ChatGPT được tạo ra bởi OpenAI – một phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo ở Mỹ được thành lập vào năm 2015. Được biết đến rộng rãi vào cuối năm 2022, thế nhưng phiên bản đầu tiên của ChatGPT đã được công bố từ năm 2018. Hiện nay (2023), AI này đã được nâng cấp lên phiên bản ChatGPT-4 với hàng loạt “siêu năng lực”, theo tuyên bố của Sam Altman, người đồng sáng lập và CEO OpenAI.
Ý nghĩa của GPT trong tên gọi ChatGPT
G – viết tắt của tính từ Generative (có khả năng sinh ra) trong Generative model có nghĩa là mô hình có khả năng sinh ra dữ liệu.
P – viết tắt của Pre–trained: nghĩa là ChatGPT được huấn luyện trên bộ dữ liệu khổng lồ lấy từ Internet.
T – viết tắt của Transformer: Transformer là một mô hình học sâu được giới thiệu năm 2017 bởi các nhà nghiên cứu ở Google, được dùng chủ yếu ở lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Bây giờ hãy ghép các từ này lại với nhau và chúng ta có định nghĩa hoàn chỉnh về ChatGPT. Đó là một chatbot dựa trên mô hình ngôn ngữ tự nhiên, được xây dựng trên kiến trúc học sâu Transformer và được huấn luyện bằng một lượng lớn dữ liệu văn bản. Nó có khả năng phân tích, hiểu và tạo ra ngôn ngữ tự nhiên như con người, và có thể được sử dụng để trả lời câu hỏi, đưa ra dự đoán và tương tác với người dùng.
Làm thế nào ChatGPT trả lời các câu hỏi của người dùng?
Để trả lời câu hỏi người dùng, ChatGPT sử dụng kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing). Nó tạo ra các câu trả lời dựa trên các mẫu mà nó đã học từ tập dữ liệu lớn được huấn luyện trước đó.
Cụ thể, ChatGPT đưa ra các câu trả lời bằng cách dự đoán từ hoặc chuỗi từ có khả năng xuất hiện cao nhất dựa trên bối cảnh và nhiệm vụ được giao. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng các mô hình mạng thần kinh phức tạp và thuật toán huấn luyện, cho phép ChatGPT tạo ra các câu trả lời có tính liên kết, thông tin và phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ, nếu mô hình được huấn luyện bằng một bộ dữ liệu lớn về dữ liệu thời tiết, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và lượng mưa, cùng với các điều kiện thời tiết tương ứng, như nắng, có mây, có mưa hoặc có tuyết.
Thì khi người dùng yêu cầu dự báo thời tiết cho một địa điểm và thời gian cụ thể, ChatGPT sẽ tạo ra một phản hồi dựa trên các mẫu học được từ bộ dữ liệu. Ví dụ, nếu bạn hỏi: “Thời tiết ở Hà Nội ngày mai sẽ như thế nào?”, ChatGPT sẽ tạo ra một phản hồi bằng cách dự đoán điều kiện thời tiết có khả năng nhất dựa trên văn bản đầu vào và ngữ cảnh.
Phản hồi được tạo ra có thể bao gồm thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và lượng mưa, cùng với điều kiện thời tiết tương ứng, ví dụ như: “Ngày mai sẽ có mây, nhiệt độ cao nhất là 30 độ C và thấp nhất là 25 độ C, có khả năng mưa nhẹ vào chiều.”
Ứng dụng của ChatGPT, đâu là ảnh hưởng tích cực, tiêu cực mà Chatbot này mang lại?
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
ChatGPT được sử dụng để chăm sóc khách hàng theo một số cách như: Hỗ trợ đa ngôn ngữ, tương tác với nhiều khách hàng cùng một lúc, góp phần giúp trải nghiệm của khách hàng tốt hơn.
ChatGPT cũng có thể được sử dụng để phân tích đánh giá và cảm xúc của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó giúp doanh nghiệp nhận ra được những điểm nào cần cải thiện để mang lại cảm xúc tích cực cho khác hàng.
Ngoài ra ChatGPT hữu ích đối với những công việc lặp đi lặp lại như trả lời khách hàng những câu hỏi phổ biến, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên chăm sóc khách hàng.
Dịch thuật
ChatGPT sử dụng các thuật toán học sâu để phân tích và hiểu ngữ cảnh của câu, bao gồm các từ, cụm từ và câu xung quanh để cung cấp một bản dịch chính xác. Không những thế, ChatGPT còn có khả năng học từ những lỗi sai của nó và tiến bộ dần theo thời gian, giúp nó trở thành một công cụ dịch thuật rất hiệu quả.
Sáng tạo nội dung
ChatGPT giúp các lên ý tưởng, đưa ra gợi ý cho từng chủ đề và thậm chí giúp nhà sáng tạo nội dung viết bài. Ví dụ, một content creator có thể yêu cầu ChatGPT lên ý tưởng cho bài viết tiếp theo của họ bằng cách nhập vào các từ khoá và cụm từ liên quan đến chủ đề mà họ muốn. ChatGPT sẽ đưa ra những gợi ý dựa trên cơ sở dữ liệu mà nó có.
Nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Trong nghiên cứu hay phân tích dữ liệu ChatGPT có thể cung cấp những thông tin giá trị ở nhiều lĩnh vực dựa trên sự hiểu biết của nó. Các nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi về vấn đề mà họ quan tâm, ChatGPT sẽ trả về những dữ liệu và thông tin cần thiết.
Ví dụ: một nhà nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học có thể nhập các từ khóa liên quan vào ChatGPT và nhận lại số liệu thống kê và tài liệu nghiên cứu liên quan về chủ đề này.
ChatGPT có khả năng hỗ trợ phân tích dữ liệu và dự đoán dựa trên số lượng dữ liệu được thu thập. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có thể cung cấp dữ liệu về bán hàng cho ChatGPT, sau đó ChatGPT sẽ phân tích và cung cấp thông tin về xu hướng, thói quen và sở thích của khách hàng. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định hiệu quả hơn.
Hỗ trợ viết sáng tạo (creative writing)
ChatGPT có thể hỗ trợ nhà văn hình thành nên những ý tưởng mới lạ, độc đáo, tạo cảm hứng cho việc phát triển nhân vật, thậm chí tạo ra các đoạn hội thoại, bối cảnh.
Ví dụ, nhà văn nhập vào từ khoá liên quan đến thể loại hoặc chủ đề, ChatGPT sẽ gợi ý những ý tưởng phù hợp. Nếu nhà văn muốn ChatGPT hỗ trợ việc phát triển nhân vật, họ có thể nhập vào một số chi tiết về nhân vật của mình và nhận được các gợi ý về đặc điểm tính cách, ngoại hình xuất thân của nhân vật…
Lập trình và kiểm tra code
ChatGPT có thể giúp các lập trình viên viết phần mềm và tìm lỗi. Trả lời các câu hỏi kỹ thuật liên quan đến ngôn ngữ lập trình, thuật toán và các công cụ phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, ChatGPT có thể đề xuất các tài nguyên hữu ích như hướng dẫn, tài liệu và diễn đàn để giúp các lập trình viên mở rộng kiến thức, cập nhật với các xu hướng mới nhất trong ngành.
Những tác động tích cực và tiêu cực mà các AI như ChatGPT mang lại
Ảnh hưởng tích cực
Tăng năng suất lao động
Việc sử dụng ChatGPT có thể giúp tăng năng suất trong các quy trình sản xuất và kinh doanh. Các hệ thống AI có khả năng xử lý dữ liệu rất nhanh và chính xác, giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, ChatGPT còn có thể giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Một ví dụ cho sự tăng năng suất này là ứng dụng của ChatGPT trong ngành y tế. AI này có thể giúp phân tích các dữ liệu y tế, từ đó giúp cho các bác sĩ và nhân viên y tế có thể đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị nhanh hơn và chính xác hơn. Việc này giúp cho các bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn và giảm thiểu thời gian điều trị, từ đó tăng cường hiệu quả trong công tác y tế.
Thúc đẩy đổi mới
Ngoài tăng năng suất, ChatGPT còn có khả năng thúc đẩy đổi mới. Nó có thể giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức tìm ra những cách tiếp cận mới trong sản xuất và kinh doanh. Các hệ thống AI có khả năng phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán về tương lai, từ đó giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chiến lược và phát triển các sản phẩm mới.
Một ví dụ cho tính đổi mới của ChatGPT là việc sử dụng chatbot này trong các doanh nghiệp. ChatGPT có khả năng tương tác với con người một cách tự nhiên lưu loát, giúp cho các doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, các doanh nghiệp có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Nâng cao chất lượng giáo dục
ChatGPT có thể hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách giúp học sinh và sinh viên tìm kiếm thông tin và trả lời các câu hỏi liên quan đến học tập. ChatGPT có khả năng truy cập vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau và đưa ra câu trả lời chính xác cho các câu hỏi được đưa ra. Điều này giúp học sinh và sinh viên tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin và tập trung hơn vào việc học tập.
Đối với giáo viên, ChatGPT có thể hỗ trợ trong việc soạn bài và ra đề đề thi. Đưa ra các gợi ý cho giáo viên trong việc phát triển bài giảng để giúp học sinh hiểu bài một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Những tác động tiêu cực mà ChatGPT có thể mang lại
Thay thế con người
Trong tương lai gần, những AI như ChatGPT có thể được sử dụng để thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất đến dịch vụ khách hàng. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng trong nền kinh tế và làm cho hàng triệu người mất việc làm.
Vấn đề đạo đức và sự thiên lệch
ChatGPT hay bất kỳ AI nào cũng được phát triển dựa trên thuật toán và dữ liệu nạp vào. Vậy đều gì sẽ xảy ra nếu dữ liệu huấn luyện nó mang tính thiên lệch và phản ánh những định kiến xã hội?
Nếu không được thiết kế và theo dõi một cách cẩn thận, các thuật toán AI có thể duy trì sự phân biệt đối xử, củng cố các khuôn mẫu định sẵn hoặc tạo ra các kết quả không công bằng, có thể gia tăng những bất bình đẳng xã hội hiện có.
Sử dụng cho những mục đích xấu
Tương tự như bất kỳ công nghệ nào khác, Trí tuệ Nhân tạo như ChatGPT có thể được sử dụng với mục đích ác ý nếu không được kiểm soát một cách đúng đắn. Hệ thống được trang bị AI có thể dễ bị tấn công, chiếm đoạt hoặc sử dụng sai mục đích, gây ra các mối đe dọa về an ninh mạng hoặc lan truyền thông tin sai lệch.
Phát triển đến mức không thể kiểm soát
Sự phát triển của AI có thể dẫn đến một tăng trưởng không kiểm soát. Các chuyên gia trong ngành AI cho rằng, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, AI có thể phát triển đến mức nào đó đáng sợ và trở thành một mối đe dọa cho con người. Trong một số trường hợp, AI có thể vượt qua khả năng kiểm soát của con người và trở thành một thế lực mới.
Bài viết có tham khảo các nguồn:
https://www.makeuseof.com/how-does-chatgpt-work/