Dịch vụ khách hàng (customer service) đã có những thay đổi đáng kể trong những năm qua. Giờ đây, người tiêu dùng luôn mong đợi nhận được những phản hồi tức thì đối với các yêu cầu và hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm của họ. Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các chatbot được trang bị trí tuệ nhân tạo để cung cấp hỗ trợ khách hàng 24/7.
ChatGPT, mô hình ngôn ngữ lớn được phát triển bởi OpenAI, là một trong những chatbot như vậy. Nó có thể giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn, đem lại sự hài lòng cũng như xây dựng mối quan hệ bền chặt với người dùng. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ứng lợi ích mà ChatGPT mang lại khi được ứng dụng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng.
5 ứng dụng của ChatGPT trong chăm sóc khách hàng
Hỗ trợ đa ngôn ngữ
ChatGPT cung cấp hỗ trợ đa ngôn ngữ cho dịch vụ chăm sóc khách hàng, cho phép nó tương tác với khách hàng bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. AI này có thể được huấn luyện trên nhiều ngôn ngữ và có khả năng dịch các tin nhắn từ ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác trong thời gian thực.
Với khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ, ChatGPT giúp các công ty mở rộng khách hàng và cung cấp dịch vụ chăm sóc mà không cần phải có nhân viên giỏi ngoại ngữ. Đặc biệt, nó hữu ích đối với các công ty có khách hàng toàn cầu hoặc đang mở rộng vào các thị trường mới.
Phân tích cảm xúc
Phân tích cảm xúc được sử dụng để xác định việc khách hàng hài lòng hoặc không hài lòng với một sản phẩm hoặc dịch vụ.
ChatGPT có thể được huấn luyện để nhận ra một loạt các cảm xúc, bao gồm hài lòng, buồn bã, tức giận và thất vọng. Khi khách hàng gửi một tin nhắn, ChatGPT có thể phân tích tin nhắn để xác định cảm xúc của khách hàng và cung cấp phản hồi phù hợp theo trạng thái cảm xúc của họ.
Bên cạnh đó ChatGPT cũng có thể được sử dụng để xác định xu hướng cảm xúc của người tiêu dùng theo thời gian. Bằng cách phân tích các tin nhắn từ khách hàng trong một khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng, doanh nghiệp có thể xác định được những thứ mà họ cần phải cải thiện cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, từ đó mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng
ChatGPT có thể được huấn luyện dựa trên dữ liệu khách hàng như: Lịch sử mua sắm, lịch sử hội thoại, feedback.
Sau đó ChatGPT cá nhân hóa hồ sơ của từng khách hàng. Khi người tiêu dùng gửi tin nhắn, ChatGPT sử dụng thông tin từ hồ sơ để cung cấp các câu trả lời liên quan và đáp ứng nhu cầu và sở thích của họ.
Nhanh chóng phản hồi phàn nàn
ChatGPT có thể được huấn luyện để nhận diện và phản hồi với những khiếu nại phổ biến của người tiêu dùng, chẳng hạn như vấn đề về chất lượng sản phẩm, chậm giao hàng hoặc lỗi thanh toán. Khi khách hàng gửi một tin nhắn khiếu nại, ChatGPT sẽ phân tích tin nhắn và cung cấp hỗ trợ kịp thời.
Các phản hồi nhanh chóng với ChatGPT có thể giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Bằng cách giải quyết nhanh chóng các phàn nàn, công ty có thể giảm thiểu khả năng xuất hiện đánh giá tiêu cực hoặc các bài đăng trên mạng xã hội và cải thiện tổng thể danh tiếng và hình ảnh thương hiệu của mình.
Viết email cho khách hàng
ChatGPT có thể tạo các mẫu email được cá nhân hóa cho từng khách hàng dựa trên thông tin nó được cung cấp. Khi công ty muốn gửi email cho một vị khách, ChatGPT có thể sử dụng mẫu để tạo ra một email được tùy chỉnh cho nhu cầu và sở thích của họ.
Ví dụ, nếu một người khách đã mua một sản phẩm cụ thể, ChatGPT có thể tạo ra một email cung cấp thông tin bổ sung về sản phẩm, chẳng hạn như lời khuyên sử dụng hoặc thông tin về các sản phẩm liên quan. Nếu một khách hàng gần đây đã gặp vấn đề với một sản phẩm hoặc dịch vụ, ChatGPT có thể tạo ra một email giải đáp các vấn đề của họ và đưa ra giải pháp.
Bài viết có tham khảo các nguồn sau:
https://research.aimultiple.com/chatgpt-for-customer-service/