Có phải bạn đang phân vân chưa biết nên chọn loại máy ép trái cây nào giữa rất nhiều các thương hiệu đang hiện diện trên thị trường. Hãy yên tâm! vì trong bài viết này Cá Hề sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết về top 10 chiếc máy ép trái cây tốt nhất hiện nay. Đây đều là những sản phẩm đang làm mưa làm gió trên các sàn thương mại điện tử và nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng. Nào chúng ta bắt đầu tìm hiểu nhé!
Trước hết để thuận tiện cho các bạn theo dõi chúng tôi sẽ sắp xếp các loại máy ép trái cây tốt nhất hiện nay theo 3 mức giá như sau:
- Máy ép trái cây có giá từ 2 triệu đồng trở lên
- Máy ép trái cây có giá từ 1 đến 2 triệu đồng
- Máy ép trái cây có giá dưới 1 triệu đồng
Những máy ép trái cây tốt nhất có giá từ 2 triệu đồng trở lên
Máy ép trái cây Philips HR1863 (800W)
Thông số kỹ thuật:
- Model: HR1863
- Nhà sản xuất: Philips
- Công suất: 800W
- Kích thước: 25.9 x 25.9 x 49.8 (D x R x C)
- Đường kính ống nguyên liệu: 7.5cm
- Dung tích bình chứa: 2L
- Vỏ máy: Nhựa ABS
- Lưỡi dao: thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
Trong phân khúc giá trên 2 triệu đồng thì Philips HR1863 luôn là một trong những máy ép trái cây tốt nhất hiện nay. Về thiết kế, Philips HR1863 có kích thước gọn gàng, các đường nét trên máy được bo cong mềm mại với mức độ hoàn thiện cao, mang đến vẻ hiện đại cho không gian nhà bếp của bạn. Thiết kế thông minh cho phép người dùng lắp đặt và tháo rời để vệ sinh một cách đơn giản.
Philips HR1863 có đường kính ống tiếp nguyên liệu lên đến 7.5cm cho phép người dùng dễ dàng bỏ vào máy các loại trái cây mà không cần phải cắt nhỏ ra. Dung tích bình chứa khá lớn (2.0L) nên bạn có thể ép liên tục, nhờ đó tiết kiệm cho bạn thời gian và công sức. Với công suất mạnh mẽ (800W) giúp cho việc ép trái cây nhanh chóng chỉ với 1 lần ép.
Máy hoạt động khá êm ái, tiếng ồn vừa phải, kể cả khi bạn bỏ các nguyên liệu cứng vào máy như củ cà rốt, thì máy vẫn không bị rung lắc, xê dịch khi hoạt động. Một điều khiến các chị em cảm thấy khá e dè khi sử dụng máy ép trái cây đó là việc vệ sinh máy khá mất thời gian, nguyên nhân là do các xơ bã rau quả thường bị tắc ở lưới lọc khiến cho nó trở nên khó rửa. Tuy nhiên, với chiếc Philips HR1863, việc vệ sinh trở nên đơn giản hơn nhiều, nhờ công nghệ làm sạch nhanh QuickClean.
Đây là công nghệ ứng dụng quy trình đánh bóng bằng điện để làm cho bề mặt lưới lọc trở nên cực kỳ nhẵn và mịn. Do đó sẽ không còn hiện tượng các thớ rau và trái cây bị kẹt ở mắt lưới. Khi bạn vệ sinh nhanh máy, bạn chỉ cần đổ một cốc nước sạch vào và nước sẽ làm sạch lưới lọc. Sau đó bạn có thể ép món nước khác mà không sợ bị lẫn mùi.
Những máy ép trái cây tốt nhất có giá từ 1 đến 2 triệu đồng
Máy ép trái cây Philips HR1836 (500W)
Thông số kỹ thuật:
- Model: HR1836
- Nhà sản xuất: Philips
- Công suất: 500W
- Đường kính ống nguyên liệu: 7.5cm
- Dung tích bình chứa: 1.5L
- Vỏ máy: Nhựa ABS
- Lưỡi dao: thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
Tiếp tục là một chiếc máy ép trái cây đến từ hãng Philips, có mã là HR1836. Thực ra đây là phiên bản thu nhỏ của dòng Philips HR1863 mà chúng tôi đã giới thiệu trên. Về thiết kế thì chiếc máy Philips HR 1836 có ngoại hình giống với dòng Philips HR1863, tuy nhiên máy có dung tích bình chứa nhỏ hơn (1.5L) và công suất cũng thấp hơn (chỉ 500W).
Máy Ép Trái Cây Bluestone JEB-6545 (850W)
Thông số kỹ thuật:
- Model: JEB-6545
- Nhà sản xuất: Bluestone
- Công suất: 850W
- Đường kính ống nguyên liệu: 7cm
- Vỏ máy: Nhựa ABS
- Thân máy: Inox
- Lưỡi dao: thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
Bluestone là thương hiệu sản xuất đồ điện gia dụng có xuất xứ từ Sigapore. Các sản phẩm của hãng được người dùng yêu thích bởi độ bền cao, giá thành hợp lý, mẫu mã đẹp và chất lượng không hề kém cạnh các thương hiệu điện gia dụng cao cấp trên thị trường, tất cả đều được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ.
Hiện nay, trên thị trường máy ép trái cây Bluestone JEB-6545 là một trong những sản phẩm được người dùng ưa thích và đánh giá rất cao. Máy được trang bị mô tơ có công suất lên đến 850W, nên lực ép mạnh và tốc độ ép rất nhanh, khả năng tách nước tối đa, nhờ đó tiết kiệm thời gian cho bạn.
Tuy máy có công suất khá lớn, nhưng do sử dụng mô tơ chất lượng cao nên khi hoạt động vẫn rất êm ái, hạn chế phát ra tiếng ồn. Bên cạnh đó, máy được trang bị 4 chân đế chống trượt bằng cao su, giúp nó giữ được sự vững chải và không hề bị xê dịch trong lúc ép trái cây.
Việc sử dụng máy rất đơn giản, bạn chỉ cần bỏ trái cây vào ống tiếp nguyên liệu sau đó bật công tắc là máy hoạt động. Máy có hai tốc độ ép, có thể điều chỉnh bằng nút vặn ở bên hông. Tùy theo độ cứng của trái cây mà bạn chỉnh nút vặn ở mức 1 hay mức 2. Miệng ống tiếp nguyên liệu có đường kính lớn (7cm) nên bạn có thể dễ dàng bỏ các loại trái cây cỡ vừa vào mà không cần phải cắt ra. Chức năng tự động ngắt điện khi quá tải, chế độ khóa an toàn đảm bảo rằng máy chỉ chạy khi bạn đã khóa chắc khớp.
Máy ép trái cây Philips HR1811 (300W)
Thông số kỹ thuật:
- Model: HR1811
- Nhà sản xuất: Philips
- Công suất: 300W
- Kích thước: 330 x 232 x 470 (D x R x C)
- Đường kính ống nguyên liệu: 6cm
- Dung tích bình chứa: 0.5L
- Vỏ máy: Nhựa cao cấp
- Lưỡi dao: Thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
Nếu như bạn dự trù kinh phí để mua máy ép trái cây là hơn 1 triệu đồng một chút, vậy thì lời khuyên của chúng tôi là hãy chọn dòng Philips HR1811. Về cơ bản, dòng máy này vẫn kế thừa những ưu điểm của những chiếc máy ép trái cây cao cấp do Philips sản xuất. Đó là mẫu mã đẹp, thiết kế thông minh dễ dàng tháo lắp và sử dụng, độ bền và độ an toàn cao.
Philips HR1811 là chiếc máy có kích thước nhỏ gọn nhất trong tất cả các dòng máy ép trái cây đến từ Phiplips. Dung tích bình chứa của nó chỉ 0.5L và công suất hoạt động là 300W, cho nên nó phù hợp với những không gian nhà bếp nhỏ, gia đình có ít thành viên, hoặc các bạn sinh viên.
Máy sử dụng lưỡi dao và bộ lưới lọc được làm từ thép không gỉ, lớp vỏ nhựa cao cấp với tông màu trắng chủ đạo. Bốn chân đế silicon chống trượt giúp máy luôn giữ vị trí cố định trong khi hoạt động. Máy được thiết kế với hai chế độ ép trái cây cứng và mềm, điều chỉnh bằng cách vặn núm xoay ở trên thân máy.
Máy ép trái cây Hafele GS-353
Thông số kỹ thuật:
- Model: GS-353
- Nhà sản xuất: Hafele
- Công suất: 400W
- Đường kính ống nguyên liệu: 6.5cm
- Dung tích bình chứa: 1.4L
- Vỏ máy: Thép không gỉ
- Lưỡi dao: Thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
Hafele là nhà sản xuất các thiết bị điện gia dụng đến từ nước Đức được thành lập vào năm 1923. Triết lý về sản phẩm của Hafele là “dễ dàng” và “công năng”, mang đến những giá trị đích thực cho người tiêu dùng. Hiện nay, các sản phẩm nổi bật của Hafele ở Việt Nam có thể kể đến như: Bếp từ, bếp hồng ngoại, máy hút mùi, máy xay sinh tố, máy ép trái cây, bình đun siêu tốc, máy lọc không khí.
Máy ép trái cây Hafele GS-353 là sản phẩm sẽ không làm bạn thất vọng từ kiểu dáng cho đến chất lượng. Máy có thiết kế đơn giản, gọn gàng có thể đặt ở nhiều vị trí trong bếp. Máy được trang bị động cơ công suất 400W, dung tích cốc chứa bã 1.4L, đi kèm với một cốc đựng nước ép 0.5L, phù hợp để dùng trong gia đình cũng như quán cà phê giải khát.
Để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng, người dùng phải khóa phần tay nắm vào nắp thì động cơ mới hoạt động. Bên cạnh đó, tính năng tự ngắt khi qúa tải giúp tăng độ bền và hạn chế hư hỏng.
Máy xay ép trái cây đa năng Tefal BL42Q166
Thông số kỹ thuật:
- Model: BL42Q166
- Nhà sản xuất: Tefal
- Công suất: 600W
- Dung tích bình chứa: Cối xay 1.25L/ Cối ép 0.8L
- Vỏ máy: Nhựa cao cấp
- Lưỡi dao: Thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
Nói đến những dòng máy ép trái cây tốt nhất hiện nay ở mức giá từ 1 đến 2 triệu, thì không thể bỏ qua chiếc máy xay ép đa năng Tefal BL42Q166.
Nếu như bạn chưa biết về Tefal, thì đây là thương hiệu có xuất xứ từ nước Pháp, được thành lập vào năm 1956. Hiện nay, các sản phẩm gia dụng do Tefal sản xuất đã có mặt tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới. Nổi bật nhất là các thiết bị như: Nồi cơm điện nồi áp suất, máy ép trái cây, máy xay sinh tố, bàn ủi, quạt…
So với các dòng máy ép trái cây chúng tôi giới thiệu ở trên thì Tefal BL42Q166 là chiếc máy độc đáo nhất, vì bạn có thể dùng nó để ép trái cây hoặc xay sinh tố, thực phẩm đều được. Máy có công suất 600W, dung tích cối xay là 1.25L và cối ép là 0.8L. Lưỡi dao và lưới lọc được làm từ thép không gỉ. Có hai tốc độ để bạn điều chỉnh khi xay hoặc ép hoa quả. Với ưu điểm là sự đa năng, nên máy được khá nhiều chị em yêu thích.
Máy ép trái cây Panasonic PAVH-MJ-68MWRA
Thông số kỹ thuật:
- Model: PAVH-MJ-68MWRA
- Nhà sản xuất: Panasonic
- Công suất: 200W
- Đường kính ống nguyên liệu: 4.5cm
- Dung tích bình chứa: 0.6L
- Vỏ máy: Nhựa cao cấp
- Lưỡi dao: Thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
Máy ép trái cây Panasonic PAVH-MJ-68MWRA gây ấn tượng với người dùng bởi thiết kế đơn giản lấy gam màu trắng làm chủ đạo, mang lại vẻ tươi sáng và hiện đại cho gian bếp nhà bạn.
Khác với kiểu thiết kế phổ biến của các loại máy ép trái cây hiện nay thường có ống tiếp nguyên liệu trồi hẳn lên trên, phần ống của máy ép này được thiết kế ẩn vào trong hộp đựng bã. Máy kèm theo cốc đựng dung tích lên tới 0.6L, được thiết kế như là một phần của toàn bộ máy ép. Do đó nhìn tổng thế nó có thiết kế rất gọn gàng.
Công suất của máy là 200W phù hợp để ép các loại trái cây có độ cứng vừa phải như dứa, bưởi, cam. Chức năng tự động ngắt điện thông minh mỗi khi mô tơ bị quá tải. Bên cạnh đó, máy còn được trang bị thêm khóa an toàn, chỉ khi người dùng lắp đúng khớp thì mới có thể khởi động máy, đảm bảo an toàn trong khi sử dụng.
Những máy ép trái cây tốt nhất có giá dưới 1 triệu đồng
Máy Ép Trái Cây BlueStone JEB-6519 (250W)
Thông số kỹ thuật:
- Model: JEB-6519
- Nhà sản xuất: Bluestone
- Công suất: 250W
- Đường kính ống nguyên liệu: 6.1cm
- Vỏ máy: Nhựa cao cấp
- Lưỡi dao: Thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
BlueStone JEB-6519 là một trong những máy ép trái cây tốt nhất trong phân khúc dưới 1 triệu đồng. Máy được thiết kế tối giản với lớp vỏ nhựa cao cấp màu trắng, các đường viền màu cam, trông khá đẹp mắt.
Máy sử dụng động cơ công suất 250W, công tắc xoay được chia làm hai nấc tương ứng với hai chế độ ép. Mức 1 dành cho những loại trái cây mềm như chuối, cam, dứa v.v. Mức 2 dùng để ép các loại trái cây cứng hơn như cà rốt, táo, lê…
Được trang bị thêm chân đế chống trượt, khóa an toàn và chức năng tự động ngắt điện khi qua tải. Vòi nước có chức năng chống nhỏ giọt, ngăn nước ép không bị tràn ra ngoài sau khi ép trái cây xong.
Nếu ngân sách của bạn là dưới 1 triệu đồng và đang phân vân chưa biết máy ép trái cây loại nào tốt, vậy thì chiếc BlueStone JEB-6519 là lựa chọn không nên bỏ qua.
Máy xay ép đa năng ANMIR 513
Thông số kỹ thuật:
- Model: 513
- Nhà sản xuất: Anmir
- Công suất: 350W
- Đường kính ống nguyên liệu: 7.7cm
- Vỏ máy: Nhựa ABS
- Lưỡi dao: Thép không gỉ
- Bộ lọc: Thép không gỉ
Anmir 513 là chiếc máy hứa hẹn sẽ khiến cho bạn cực kỳ hài lòng vì sự đa năng của nó. Không chỉ dùng để ép trái cây, bạn còn có thể dùng chiếc máy này để xay sinh tố, xay đồ khô và xay thịt cá. Tất nhiên máy sẽ có từng bộ cối xay ép riêng cho mỗi loại nguyên liệu, do đó bạn hoàn toàn yên tâm là không bị bám mùi. Đây là dòng máy nhận được nhiều phản hồi tích cực từ chị em nội trợ trên trang mua sắm Sendo.
Máy ép hoa quả Sunhouse SHD5520
Thông số kỹ thuật:
- Model: SHD5520
- Nhà sản xuất: Sunhouse
- Công suất: 260W
- Vỏ máy: Nhựa cao cấp
- Lưỡi dao: Inox không gỉ
- Bộ lọc: Inox không gỉ
Sản phẩm cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn là máy ép hoa quả Sunhouse SHD5520. Máy có thiết kế hiện đại, sử dụng vỏ nhựa cao cấp, gồm hai phiên bản màu trắng – đỏ, hoặc màu trắng – vàng. Để ép các loại hoa quả, máy sử dụng động cơ công suất 260W, lưỡi xay và lưới lọc được làm từ thép không gỉ. Quá trình sử dụng máy rất dễ dàng, đơn giản. Khi xay bạn có thể điều chỉnh tốc độ bằng nút xoay đặt bên hông.
Những lưu ý khi sử dụng máy ép trái cây
Để cho việc sử dụng máy ép trái cây được hiệu quả và an toàn, bạn hãy lưu ý những vấn đề sau nhé.
Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng
- Trước khi cho máy hoạt động, bạn nên kiểm tra xem các bộ phận đã được lắp đặt chính xác hay chưa, đảm bảo hai thanh khóa an toàn đã được lắp đúng khớp trước khi khởi động.
- Màng lọc cũng là bộ phận cần được kiểm tra thường xuyên, bạn nên để ý xem liệu màng lọc có bị nứt vỡ, hoặc có dấu hiệu bị gỉ hay không. Nếu xuất hiện các hiện tượng đó, bạn nên ngưng sử dụng và thay màng lọc mới.
- Sau khi kiểm tra xong, bạn hãy bật nguồn và ấn công tắc để động cơ chạy không tải trước khi đưa trái cây vào ép.
Nguyên liệu phù hợp
- Bạn không nên đưa các loại trái cây mềm và nhão như mãng cầu, chuối, mít, xoài vào máy ép. Lý do là bã của các loại trái cây này sẽ bị mắc kẹt vào các lỗ nhỏ li ti của màng lọc, dẫn đến hiện tượng không ra nước ép.
- Khi đưa trái cây vào máy thì nên đưa một lượng vừa phải và từ từ, không nên đùn ép vì dễ gây kẹt nguyên liệu, bã thải không thoát ra ngoài kịp khiến cho máy ép không ra nước hoặc ít nước.
Vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng
- Để tránh thịt quả còn sót lại bị khô cứng và bám chặt vào các chi tiết máy, đặc biệt là màng lọc. Bạn hãy vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng. Hãy dùng khăn ấm lau chùi phần thân máy, các bộ phận khác có thể tháo ra và rửa trực tiếp bằng nước sạch.
Một số lưu ý khác
- Đặt máy trên các bề mặt bằng phẳng khi sử dụng
- Khi máy đang hoạt động, bạn không được mở nắp, cho tay hoặc bất kỳ vật gì vào trong máy
- Trong trường hợp bình chứa bã quá đầy, bạn hãy tắt nguồn điện, lấy hết bã ra khỏi bình chứa rồi cho máy hoạt động trở lại.
- Luôn đứng bên cạnh giám sát trong khi máy hoạt động
- Đảm bảo tắt nguồn điện trước khi đổ thực phẩm ra khỏi máy
- Lưỡi dao của máy rất sắc, do đó không được dùng tay để vệ sinh trực tiếp, bạn hãy dùng các loại bàn chải chuyên dụng để vệ sinh.
Phân biệt máy ép trái cây thường và máy ép chậm
Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai dòng máy ép trái cây phổ biến hiện nay: Máy ép trái cây thường (là 10 máy mà chúng tôi giới thiệu ở phần trên) và máy ép chậm.
Máy ép trái cây thường
Nguyên lý hoạt động
Máy ép trái cây thường là loại máy sử dụng một mâm xay dạng hình tròn (bao gồm các lưỡi dao và lưới lọc) để tách nước từ các loại rau quả. Khi máy hoạt động, mâm xay sẽ quay với tốc độ cực lớn (từ 2000 đến 2400 vòng/phút) để bào nhỏ hoa quả, nhờ lực ly tâm nước ép sẽ được đẩy ra ngoài còn phần bã sẽ được giữ lại ở khay chứa.
Ưu điểm của máy ép trái cây thường
- Giá thành tương đối rẻ, mức giá dao động từ vài trăm ngàn cho đến 4 triệu đồng một máy
- Tốc độ ép nhanh, giúp tiết kiệm thời gian
- Dễ dàng sử dụng, tháo lắp đơn giản
Nhược điểm của máy ép trái cây thường
- Máy thường phát ra tiếng ồn khá lớn khi vận hành.
- Không giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng, do trong quá trình hoạt động mâm xay quay với tốc cao sẽ tạo ra lực ma sát khiến cho động cơ tăng nhiệt độ (có thể lên đến 70 độ). Mức nhiệt lượng này có thể phá hủy các enzyme hoặc oxy hóa các chất dinh dưỡng có trong nước ép
- Không ép được trái cây mềm như chuối, không ép được các loại rau
Máy ép chậm
Nguyên lý hoạt động
Máy ép chậm là loại máy có động cơ hoạt động ở tốc độ chậm (trục nén quay 30 – 85 vòng/phút), khi ép trái cây máy sẽ dùng lực nén của trục vít dạng xoắn ốc từ từ nghiền nát nguyên liệu. Trong quá trình nghiền nguyên liệu, nước ép sẽ chảy ra một cách tự nhiên còn phần bã sẽ được tách riêng và đẩy ra ngoài.
Ưu điểm của máy ép trái chậm
- Không phát ra tiếng ồn lớn. Có thể ép liên tục trong một thời gian dài (thông thường khoảng 30 phút)
- Lượng nước ép ra nhiều hơn, vị đậm đà hơn so với máy ép trái cây thường.
- Các vitamin và dưỡng chất có trong hoa quả được bảo toàn, nước ép không bị oxy hóa.
Nhược điểm của máy ép trái cây chậm
- Có thể nói nhược điểm duy nhất của máy ép chậm là giá thành khá cao, khoảng giá phổ biến là từ 2 đến 10 triệu đồng.
Bảng so sánh máy ép trái cây thường và máy ép chậm
Tiêu chí | Máy ép thường | Máy ép chậm |
---|---|---|
Tốc độ quay | Từ 2.000 đến 2.400 vòng/phút | Từ 30 đến 85 vòng/ phút |
Các bộ phận chính | Ống tiếp nguyên liệu. Mâm xoay với các lưỡi dao và lưới lọc. Khay hứng bã và cốc hứng nước ép. Bộ nguồn và động cơ | Ống nạp kép. Trục ép và lưới lọc. Khay chứa. Bộ nguồn và động cơ. |
Nguyên lý hoạt động | Nước được tách ra khỏi bã nhờ lực ly tâm | Trục ép nghiền nát nguyên liệu để nước chảy ra một cách tự nhiên |
Nguyên liệu có thể ép được | Chỉ ép được các loại quả, trái cây. Không thể ép các loại rau, lá, trái cây mềm như chuối, mãng cầu | Có thể ép được hầu hết các loại rau, quả, kể cả đậu nành ngâm mềm, chuối, mãng cầu |
Lượng nước ép ra | Ít hơn máy ép chậm | Nhiều hơn máy ép thường |
Vị của nước ép | Nước ép có vị nhạt, lẫn nhiều bã | Nước ép có hương vị đậm đà, không lẫn nhiều bã |
Chất lượng nước ép | Không giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng. Các vitamin và enzyme có thể bị phá vỡ do nhiệt lượng | Bão toàn được các vitamin và dưỡng chất |
Chất lượng bã | Bã không ép được hết nước | Bã khô và mịn hơn do còn lại rất ít nước |
Độ ồn | Tiếng ồn tương đối lớn do hiện tượng ma sát giữa các bộ phận | Không ồn như máy ép thường |
Vệ sinh, lắp đặt | Khó vệ sinh, dễ lắp đặt | Dễ vệ sinh, khó lắp đặt |
Giá thành | Từ vài trăm ngàn cho đến 4 triệu | Từ 2 triệu cho đến 10 triệu |
Kinh nghiệm chọn mua máy ép trái cây tốt nhất hiện nay 2021
Lựa chọn theo nhu cầu sử dụng
Trước khi chọn mua máy bạn cần trả lời các câu hỏi như: Mua máy để làm nước ép phục vụ nhu cầu của gia đình hay để mở quán giải khát. Số thành viên trong gia đình bạn, khả năng tài chính của bạn đến đâu… Đây là những yếu quan trọng để bạn lựa chọn một chiếc máy có dung tích, công suất cho phù hợp.
Chọn mua những thương hiệu uy tín
Chọn mua máy ép trái cây từ những thương hiệu uy tín giúp bạn an tâm hơn về chất lượng sản phẩm, chế độ bảo hành, sửa chữa khi có sự cố. Những thương hiệu máy ép trái cây tốt nhất hiện nay có thể kể đến như: Philips, Bluestone, Hafele, Tefal, Panasonic, ANMIR, Sunhouse…
Kiểm tra các bộ phận của máy
Để chọn được một máy ép trái cây tốt, bạn cần chú ý đến các bộ phận sau:
- Ống tiếp nguyên liệu: Máy ép trái cây có đường kính ống tiếp nguyên liệu càng to thì sử dụng càng tiện, vì bạn không cần phải cắt nhỏ nguyên liệu để đưa vào máy.
- Lưỡi dao và bộ lọc: Hai bộ phận này cần được làm từ kim loại bền như thép không gỉ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
- Dung tích bình chứa bã: Bình chứa lớn giúp bạn ép liên tục mà không cần phải tháo ra để đổ bã khi đang ép giữa chừng.
- Công suất máy: Máy có công suất càng cao thì lực ép càng mạnh, tốc độ nhanh hơn, và khả năng tách nước tối đa.
Kiểu dáng thiết kế
Một chiếc máy ép trái cây có thiết kế đẹp, màu sắc hài hòa sẽ giúp không gian nhà bếp của bạn trở nên hiện đại và sang trọng hơn.
Lời kết
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp về các dòng máy ép trái cây tốt nhất hiện nay sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi về máy làm hoa quả loại nào tốt và tìm cho mình được một sản phẩm ưng ý. Cám ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.
Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau!