Nhiều chị em nội trợ đang có nhu cầu sở hữu một chiếc máy ép chậm vì những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại, tuy vậy lại khá bối rối vì không biết nên chọn loại nào phù hợp với nhu cầu gia đình và túi tiền. Để giúp các bạn tìm được sản phẩm như ý, Cá Hề xin giới thiệu 15 dòng máy ép chậm tốt nhất hiện nay. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Để bạn đọc dễ theo dõi chúng tôi sẽ chia các dòng máy ép chậm tốt nhất hiện nay thành 4 phân khúc
- Máy ép chậm tốt nhất có mức giá trên 10 triệu đồng
- Máy ép chậm tốt nhất trong phân khúc từ 5 đến 10 triệu
- Từ 1 đến 5 triệu đồng thì nên mua máy ép chậm loại nào
- Một số máy ép chậm có mức giá dưới 1 triệu đồng
Máy ép chậm tốt nhất có giá trên 10 triệu đồng
Máy ép chậm HUROM H200
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: HUROM
- Model: H200
- Xuất xứ thương hiệu: Hàn Quốc
- Công suất: 200W
- Kích thước (D x R x C): 28.6 x 17.6 x 44.5cm
- Trọng lượng: 6.5kg
- Vật liệu: Vỏ máy (nhựa ABS), trục ép (Tritan), phễu ( nhựa ABS)
- Động cơ: AC một pha
- Điện áp: 100~110/220/230~240V /50-60 Hz
- Tốc độ quay: 50 vòng/phút
- Dung tích: 400ml
- Thời gian hoạt động liên tục: 30 phút
HUROM H200 là chiếc máy ép chậm hoàn hảo nhất mà bất cứ chị em nào cũng muốn sỡ hữu. Máy sở hữu thiết kế đẹp và sang trọng, phần vỏ làm từ vật liệu nhựa ABS được hoàn thiện cực kỳ tỉ mỉ, các đường nét trên thân máy được bo cong mềm mại.
Hộp chưa hoa quả của máy được thiết kế với phần nắp miệng rộng giúp bạn dễ dàng đổ tất cả nguyên liệu vào cùng lúc mà không cần phải đứng nhét từng miếng nhỏ. Phần khay hứng bã được thiết kế gắn liền với thân máy trông rất gọn gàng. Sau khi ép xong bạn chỉ cần nhấc khay chứa bã ra, rất là tiện lợi.
HUROM H200 được trang bị động cơ cực kỳ mạnh mẽ, bạn hoàn toàn có thể đưa nguyên cả quả táo, cà rốt, củ dền vào máy để ép một cách dễ dàng mà không hề bị kẹt. Trong quá trình ép, máy hoạt động rất êm, hầu như không gây tiếng ồn khó chịu. Phần bã ép ra kiệt nước, chất lượng nước ép rất đậm đà, mịn và giữ nguyên hương vị.
Máy ép chậm HUROM H200 được trang bị hai loại lưới lọc (lưới lọc thô và lưới lọc tinh). Nếu bạn sử dụng lưới lọc thô, nước ép ra sẽ còn lẫn một ít bã. Trong trường hợp bạn dùng lưới lọc tinh, nước ép ra sẽ trong và không có lợn cợn.
Phần vòi được thiết kế một nắp đậy nên trong lúc máy ép bạn có thể tranh thủ đi làm việc khác mà không phải lo nước ép tràn ra ngoài.
Một điểm cộng nữa của HUROM H200 là các bộ phận của máy rất dễ tháo lắp, bộ lọc được thiết kế thông minh để giảm tối đa sự tích tụ bã ở giữa các khe của lưới lọc, giúp bạn vệ sinh một cách nhanh chóng và dễ dàng sau mỗi lần sử dụng.
Máy ép chậm HUROM H100DBE
Thống số kỹ thuật:
- Thương hiệu: HUROM
- Model: H100DBE
- Xuất xứ thương hiệu: Hàn Quốc
- Công suất: 150W
- Kích thước (D x R x C): 29.3 x 21.1 x 44.5cm
- Trọng lượng: 5.8kg
- Vật liệu: Vỏ máy (nhựa ABS), trục ép (Tritan), phễu ( nhựa ABS)
- Động cơ: AC một pha
- Điện áp: 100 ~ 110/220/230 ~ 240 V / 50/60 Hz
- Tốc độ quay: 43 vòng/phút
- Dung tích: 350ml
- Thời gian hoạt động liên tục: 30 phút
HUROM H100DBE là chiếc máy tiếp theo trong phân khúc máy ép chậm tốt nhất có mức giá trên 10 triệu đồng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. HUROM H100DBE có ngoại hình khác hẳn chiếc HUROM H200, nhưng vẫn toát lên vẻ hiện đại và sang trọng. Có thể nói đây là một trong những mẫu máy ép chậm có kiểu dáng đẹp nhất trên thị trường hiện nay.
Ống dẫn hoa quả của máy được thiết kế theo dạng ống kép, gồm một lỗ to đễ bạn bỏ các loại trái cây, và một lỗ nhỏ để bạn cho rau lá vào bên trong. Máy được trang bị mô tơ một pha có công suất 150W, tốc độ quay 43 vòng/phút, hoạt động êm ái, không rung lắc hay phát ra tiếng ồn khó chịu.
HUROM H100DBE hoạt động hiệu quả với hầu hết các loại rau củ quả, kể cả những loại trái cây cứng. Nguyên liệu được ép khô kiệt nước, giữ được gần như nguyên vẹn màu sắc, mùi vị và hàm lượng dưỡng chất. Thời gian hoạt động liện tục là 30 phút, lượng nước ép ra trong khoảng thời gian này từ 50 đến 70 lít, do đó không chỉ phù hợp để sử dụng trong gia đình, mà còn có thể được dùng cho nhà hàng, quán ăn.
Lưới lọc của máy được làm bằng nhựa, vệ sinh cực dễ dàng và nhanh chóng hơn so với loại lưới lọc bằng kim loại. Việc tháo lắp sau mỗi lần sử dụng là tương đối dễ và không mất nhiều công sức.
Máy ép chậm nào tốt trong tầm giá từ 5 đến 10 triệu đồng
Nếu như bạn chưa biết máy ép chậm nào tốt ở phân khúc từ 5 đến 10 triệu đồng, vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những dòng máy sau đây nhé!
Máy Ép Trái Cây Tốc Độ Chậm Kuvings NS-625CBS2
Hàng chính hãng tại Kuvings Official Store trên Tiki
- Thương hiệu: Kuvings
- Model: NS-625CBS2
- Kích thước (D x R x C): 22.8 x 20.8 x 45cm
- Công suất: 240W
- Trọng lượng: 6.6kg
- Vật liệu: Tritan, nhựa ABS và nhựa PC
- Điện áp: AC220 – 240V, 50/60Hz
- Tốc độ quay: 50 vòng/phút
- Dung tích: 400ml
- Thời gian hoạt động liên tục: dưới 30 phút
Máy ép chậm Kuvings NS-625CBS2 có thiết kế nhỏ gọn, cứng cáp với hai màu sắc để bạn chọn là vàng champagne và xám carbon. Miệng máy có đường kính lên đến 8.2cm cho phép bạn bỏ vào những loại quả có kích thước lớn mà không cần phải cắt ra từng lát. Thân máy có một bảng điều khiển với 3 nút bấm: Tắt, mở, đảo ngược (khi nguyên liệu bị kẹt).
Máy được trang bị động cơ có công suất mạnh mẽ lên đến 240W giúp nó dễ dàng vắt kiệt nước những loại trái cây có độ cứng cao, hoặc nguyên liệu nhiều xơ. Thời gian hoạt động liên tục là 30 phút, và nhà sản xuất cho biết trong khoảng thời gian này máy có thể ép được 15 – 20 lít nước.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, thiết bị được tích hợp một khóa an toàn chỉ cho phép máy hoạt động khi các bộ phận được lắp chính xác. Bên cạnh đó, để duy trì tuổi thọ, độ bền của máy cũng như tránh các nguy cơ về sốc điện, cháy nổ, Kuvings NS-625CBS2 còn có chế độ cảm ứng nhiệt sẽ tự động dừng hoạt động nếu người dùng sử dụng máy liên tục trên 30 phút.
Máy Ép Chậm Kuvings NS-120CBM2
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Kuvings
- Model: NS-120CBM2
- Kích thước (D x R x C): 22.5 x 19.1 x 41.4cm
- Công suất: 240W
- Trọng lượng: 7kg
- Vật liệu: Tritan, nhựa ABS và nhựa PC
- Điện áp: 120V, 220V, 230V / 60Hz
- Tốc độ quay: 80 vòng/phút
- Dung tích: 400ml
- Thời gian hoạt động liên tục: dưới 30 phút
Nếu như ngân sách của bạn ở mức 7 triệu đồng thì Kuvings NS-120CBM2 có lẽ là chiếc máy ép chậm đáng mua nhất dánh cho bạn. Tương tự những dòng Kuvings chúng tôi giới thiệu ở trên, chiếc máy này có kích thước rất gọn gàng, kiểu dáng và màu sắc trang nhã. Là điểm nhấn góp phần tôn lên vẻ hiện đại, tiện nghi cho căn bếp nhà bạn.
Máy có công suất 240W, tốc độ quay 80 vòng/phút (nhanh hơn so với các dòng Kuvings khác), không chỉ ép được các loại trái cây nhiều nước như dưa chuột, cà rốt… mà còn có khả năng ép những loại trái cây ít nước mà những chiếc máy ép chậm thông thường không thể làm được.
Máy ép trái cây chậm Hafele JE230-BL 535.43.531
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Hafele
- Model: JE230-BL 535.43.531
- Kích thước (D x R x C): 29.5 x 18 x 55cm
- Vật liệu: thân vỏ làm từ thép không gỉ, động cơ lõi đồng
- Công suất: 250W
- Đường kính ống tiếp nhiên liệu: 90mm
- Điện áp: 220-240V~50/60Hz
- Tốc độ quay: 34 vòng/phút
Nếu như ngân sách của bạn trong tầm 5 triệu, bạn có thể tham khảo dòng máy ép trái cây chậm Hafele JE230-BL 535.43.531.
Máy có kiểu dáng hiện đại, các đường nét được hoàn thiện một cách tinh tế. Phẩn thân được làm từ thép không gỉ, còn khay chứa sử dụng vật liệu nhựa cao cấp không chứa chất BPA, an toàn cho người sử dụng và dễ dàng để vệ sinh.
Hafele JE230-BL tích hợp động cơ công suất mạnh mẽ 250W, trục ép quay với tốc độ rất chậm (34 vòng/phút), cho lượng nước ép ra nhiều hơn các dòng máy thông thường.
Ống tiếp nguyên liệu có đường kính lên đến 90mm rất dẽ dàng để cho nguyên trái vào ép, giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bảng điều khiển trên máy chỉ có một nút bấm, bạn có thể bấm để chỉnh tốc độ ép hoặc bật chế độ đảo chiều.
Vòi ra nước ép có tính năng chống rò rỉ, khi máy ép người dùng có thể điều chỉnh lượng nước chảy ra theo ý muốn. Máy được trang bị những tính năng an toàn như tự ngắt điện khi quá tải, chân đế chống trượt giúp máy luôn được giữ cố định, không bị nghiêng đổ khi đang hoạt động. Máy chỉ hoạt động khí các bộ phận được lắp chính xác.
Máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu đồng
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu máy ép chậm loại nào tốt ở mức giá dưới 5 triệu. Ở tầm giá này, có khá nhiều thương hiệu được khách hàng đánh giá cao, có thể kể đến như: Hurom, Panasonic, Kangaroo, Tefal, BlueStone, Olivo, Ranbem, Joyoung.
Máy ép chậm Panasonic MJ L500
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Panasonic
- Model: MJ L500
- Kích thước (D x R x C): 18,5 x 17,6 x 43,2cm
- Công suất: 150W
- Trọng lượng: 4kg
- Tốc độ quay: 45 vòng/phút
- Thời gian hoạt động: 2 chu kỳ liên tục 15 phút BẬT, sau đó 30 phút TẮT
Máy ép chậm Panasonic MJ L500 là chiếc máy có kích thước nhỏ gọn, nặng khoảng 4kg và có công suất hoạt động 150W. Trục ép của máy quay với tốc độ 45 vòng/phút, có khả năng ép được nhiều loại rau, củ, quả khác nhau, kể các các loại rau mềm và đậu nành.
Nước ép được bảo toàn nguyên chất, giữ lại hầu hết các loại vitamin có trong nguyên liệu và hầu như không bị tách nước. Ngoài ra, một tính năng rất hay của dòng Panasonic MJ L500 là bạn hoàn toàn có thể ép hoa quả đông lạnh thành kem.
Máy rất dễ sử dụng, với một nút bấm duy nhất nên bạn không phải mất thời gian để làm quen. Để đảm bảo an toàn cho người dùng, máy chỉ hoạt động khi tất cả các bộ phận được lắp khớp với nhau.
Máy ép chậm trái cây Hurom HU – 19SGM
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Hurom
- Model: HU-19SGM
- Kích thước (D x R x C): 23 x 16 x 40cm
- Công suất: 150W
- Trọng lượng: 5.3kg
- Điện áp: 11V – 240V
- Tốc độ quay: 43 vòng/phút
- Dung tích: 450ml
Ở phân khúc giá bình dân, một trong những dòng máy ép chậm bán chạy nhất trên thị trường hiện nay chính là Hurom HU – 19SGM. Đây là chiếc máy không chỉ phù hợp để dùng trong gia đình, mà còn rất thích hợp cho việc pha chế nước ép trong các quán cà phê.
Về thiết kế, máy có kích thước là 23 x 16 x 40cm (D x R x D), trọng lượng 5.3kg, vẻ ngoài gọn gàng, chắc chắn. Đặc biệt là lớp vỏ màu vàng ánh kim rất đẹp và sang trọng, đảm bảo sẽ rất nổi bật khi đặt trên bếp hay quầy pha chế của bạn.
Hurom HU – 19SGM sử dụng động cơ công suất 150W, tốc độ quay của trục ép 43 vòng/phút. Công nghệ ép chậm của Hurom giúp máy ép kiệt nước, phần bã sau khi ép rất khô, trục ép không sinh nhiệt nên không gây nóng nước ép nhờ đó nước ép có hương vị đậm đà bão toàn dưỡng chất.
Máy hoạt động êm, không phát ra tiếng ồn lớn kể cả khi ép những loại trái cây cứng như cà rốt, táo, ổi… Sử dụng rất dễ với một nút bấm duy nhất.
Máy ép chậm Tefal ZC150838
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Tefal
- Model: ZC150838
- Công suất: 150W
- Vật liệu: Thân máy làm từ nhựa cao cấp và inox
- Trọng lượng: 5.9kg
- Tốc độ quay: 80 vòng/phút
- Dung tích: 800ml
Máy ép chậm Tefal ZC150838 có vẻ ngoài cứng cáp, thân máy được làm từ inox và nhựa cao cấp, lớp vỏ màu đen bóng bẩy phù hợp với nhiều không gian nhà bếp. Máy được trang bị một động cơ công suất 150W cùng tính năng ép đảo chiều giúp vắt kiệt nước tối đa.
Ống tiếp nguyên liệu có đường kính 4.2cm có thể ép nguyên trái những loại trái cây có kích thước vừa và nhỏ. Cấu tạo của lưới lọc và vòng cố định lưới lọc giúp loại bỏ tối đa các loại hạt trái cây và bã ép, giúp ly nước ép được sánh mịn không có những lợn cợn.
Máy được trang bị một nút xoay điều khiển, một chốt tăng giảm mức độ mịn, dung tích cốc chứa là 800ml. Các bộ phận có thể tháo rời một cách dễ dàng và có thể vệ sinh bằng máy rửa chén.
Máy ép trái cây chậm Kangaroo KG1B6
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Kangaroo
- Model: KG1B6
- Kích thước: 308 x 205 x 363cm
- Công suất: 200W
- Đường kính ống tiếp nguyên liệu: 80mm
- Vật liệu: Thân máy được bọc inox, trục ép và Bộ lọc bằng nhựa cao cấp PCTG, không BPA
- Trọng lượng: 4.3kg
- Điện áp: 220V / 50Hz
- Tốc độ quay: 50 – 70 vòng/phút
- Dung tích: 600ml
Trong phân khúc máy ép chậm tầm giá 2 triệu đồng, Kangaroo KG1B6 là chiếc máy ép chậm tốt và rất đáng để bạn cấn nhắc. Ấn tượng đầu tiên về chiếc máy này là thiết kế đẹp, vững chắc với gam màu bạc sang trọng tô điểm cho không gian bếp nhà bạn.
Sở hữu động cơ công suất 200W, tốc độ quay của trục ép từ 50 đến 70 vòng/phút giúp máy dễ dàng ép kiệt nước các loại rau, củ, quả mà không hề tạo ra lực ly tâm hay lực ma sát vốn là nguyên nhân gây ra hiện tượng oxy hóa dưỡng chất, qua đó giữ được gần như trọn vẹn các vitamin.
Máy ép chậm BlueStone SJB-6556
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: BlueStone
- Model: SJB-6556
- Công suất: 150W
- Đường kính ống tiếp nguyên liệu: 55mm
- Vật liệu: Chất liệu trục nghiền nhựa PC, bộ lọc nhựa ABS và thép không gỉ, thân máy làm bằng hợp kim phủ sơn tĩnh điện
- Điện áp: 220V / 50Hz
- Tốc độ quay: 55 – 70 vòng/phút
- Thời gian hoạt động: 20 phút
- Dung tích: 1000ml
Thương hiệu dụng cụ nhà bếp thông minh BlueStone đã giới thiệu đến khách hàng chiếc máy ép chậm với tên gọi BlueStone SJB-6556. Máy có công suất 150W, trục ép có tốc độ quay 55 – 70 vòng/phút.
Thời gian hoạt động liên tục là 20 phút, có thêm tính năng ép đảo chiều giúp ép bả khô và kiệt nước. Tính năng tự động ngắt khi quá tải. Với tính năng khóa an toàn, máy chỉ hoạt động khi được lắp chính xác và cố định.
BlueStone SJB-6556 có thiết kế chắc chắn, phần thân được làm từ hợp kim có phủ sơn tĩnh điện giúp chống bụi bẫn và dễ dàng vệ sinh. Phụ kiện đi kèm gồm 2 cốc chứa nước ép và một bàn chải vệ sinh.
Máy ép chậm đa năng và làm kem Joyoung JYZ-V907
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Joyoung
- Model: JYZ-V907
- Công suất: 150W
- Kích thước: 20 x 16 x 52cm
- Đường kính ống tiếp nguyên liệu: 86mm
- Vật liệu: Lõi trục vít nhựa Tritan
- Điện áp: 220V / 50Hz
- Tốc độ quay: 50 vòng/phút
- Dung tích: 800ml
Joyoung là thương hiệu sản xuất đồ điện gia dụng nổi tiếng Trung Quốc, được thành lập vào năm 1994. Năm 2016 Joyoung chính thức có mặt ở Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm của hãng do công ty TNHH Joyoung Việt Nam phân phối.
Máy ép chậm Joyoung JYZ-V907 được trang bị động cơ có công suất 150W, trục ép có tốc độ xoay 50 vòng/ phút. Trục ép của máy mô phỏng nguyên lý trên máy xay bằng cối, có các rãnh xoắn lớn có chức năng thái nhỏ nguyên liệu, những rãnh xoắn nhỏ để vắt ra nước ép, giúp máy ép kiệt xác hoa quả kể cả những loại trái cây cứng như ổi, cà rốt.
Không chỉ có khả năng ép trái cây, Joyoung JYZ-V907 còn có chức năng làm kem giúp bạn có thêm món ăn giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực.
Máy ép chậm Ranbem RBM-615
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Ranbem
- Model: RBM-615
- Công suất: 150W
- Kích thước: 24 x 19 x 45.5cm
- Đường kính ống tiếp nguyên liệu: 81mm
- Điện áp: 220V / 50Hz
- Tốc độ quay: 35 vòng/phút
- Dung tích: 450ml
Nhắc đến Ranbem có lẽ chị em sẽ nghĩ đến thương hiệu máy làm sữa hạt rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Ngoài máy làm sữa hạt, Ramben còn mang đến khách hàng dòng máy ép chậm với tên gọi Ranbem RBM-615. Nếu ngân sách của bạn trong khoảng 2 triệu đồng, thì đây là dòng máy đáng để bạn cân nhắc.
Máy Ép Chậm Olivo SJ210
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Olivo
- Model: SJ210
- Công suất: 200W
- Vật liệu: Vỏ được làm từ nhôm nguyên khối, trục ép làm từ nhựa Tritan, bộ lọc là thép không gỉ
- Kích thước: 17.4 x 14.7 x 40.3cm
- Trọng lượng: 3.6kg
- Điện áp: 220V – 240V / 50Hz
- Tốc độ quay: 40 vòng/phút
Ấn tượng đầu tiên về máy ép chậm Olivo SJ210 là thiết kế rất gọn gàng và sang trọng với lớp vỏ được làm từ nhôm nguyên khối. Ưu điểm nổi bật của dòng máy này là:
- Ép rất kiệt bã với trục ép có tốc độ quay 40 vòng/ phút
- Tháo lắp và vệ sinh rất dễ dàng, nhanh gọn.
- Phụ kiện đi kèm gồm có lưới ép trái cây, lưới làm kem và lưới lọc sinh tố
Trong tầm giá 1 triệu đồng nên mua máy ép chậm nào
Nếu ngân sách của bạn chỉ ở trong khoảng 1 triệu đồng và bạn chưa biết máy ép chậm loại nào tốt trong khoảng giá này. Vậy thì hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!
Máy ép chậm SAVTM JE-07
Máy ép chậm MOKKOM – SJ001
Máy ép chậm RH-312
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Một chiếc máy ép chậm thường có các bộ phận sau: Ống nạp, trục vít, lưới lọc, khay chứa, bộ nguồn và động cơ giảm tốc. Trong đó quan trọng nhất là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt có dạng xoắn ốc. Máy ép chậm sử dụng công nghệ ép LSTS (Low Speed Technology System) để ép nguyên liệu với tốc độ từ 30 đến 85 vòng/phút tùy thuộc vào từng dòng máy.
Nguyên lý hoạt động là khi trái cây hoặc các loại rau củ được đưa vào từ ống tiếp nhiên liệu, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ nghiền nát nguyên liệu mà không tạo ra lực ma sát hay lực ly tâm đối với hỗn hợp đang ép. Trong quá trình nghiền nguyên liệu, nước ép sẽ chảy ra một cách tự nhiên còn phần bã sẽ được tách riêng và đẩy ra ngoài.
Ưu, nhược điểm của máy ép chậm
Ưu điểm:
- Máy hoạt động êm ái, không phát ra tiếng ồn gây khó chịu
- Có thể ép liên tục trong một thời gian dài (thông thường khoảng 30 phút).
- Do tốc độ ép chậm nên không sinh ra nhiệt lượng, không xảy ra các phản ứng hóa học có thể phá hủy các enzyme hoặc oxy hóa các chất dinh dưỡng có trong nước ép.
- Vệ sinh máy dễ dàng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức
Nhược điểm:
- Có thể nói nhược điểm duy nhất của máy ép chậm là giá thành khá cao, khoảng giá phổ biến là từ 2 đến 10 triệu đồng.
Máy ép chậm trục đứng
Máy ép chậm trục ngang
So sánh máy ép chậm và máy ép trái cây thường
Bảng so sánh máy ép chậm và máy ép trái cây thường
Tiêu chí | Máy ép chậm | Máy ép thường |
---|---|---|
Tốc độ quay | Từ 30 đến 85 vòng/ phút | Từ 2.000 đến 2.400 vòng/phút |
Các bộ phận chính | Ống nạp kép. Trục ép và lưới lọc. Khay chứa. Bộ nguồn và động cơ. | Ống tiếp nguyên liệu. Mâm xoay vói các lưỡi dao và lưới lọc. Khay hứng bã và cốc hứng nước ép. Bộ nguồn và động cơ |
Nguyên lý hoạt động | Trục ép nghiền nát nguyên liệu để nước chảy ra một cách tự nhiên | Nước được tách ra khỏi bã nhờ lực ly tâm |
Nguyên liệu có thể ép được | Có thể ép được hầu hết các loại rau, quả, kể cả đậu nành ngâm mềm, chuối, mãng cầu | Chỉ ép được các loại quả, trái cây. Không thể ép các loại rau, lá, trái cây mềm như chuối, mãng cầu |
Lượng nước ép ra | Nhiều hơn máy ép thường | Ít hơn máy ép chậm |
Vị của nước ép | Nước ép có hương vị đậm đà, không lẫn nhiều bã | Nước ép có vị nhạt, lẫn nhiều bã |
Chất lượng nước ép | Bão toàn được các vitamin và dưỡng chất | Không giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng. Các vitamin và enzyme có thể bị phá vỡ do nhiệt lượng |
Chất lượng bã | Bã khô và mịn hơn do còn lại rất ít nước | Bã không ép được hết nước |
Độ ồn | Không ồn như máy ép thường | Tiếng ồn tương đối lớn do hiện tượng ma sát giữa các bộ phận |
Vệ sinh, lắp đặt | Dễ vệ sinh, khó lắp đặt | Khó vệ sinh, dễ lắp đặt |
Giá thành | Từ 2 triệu cho đến 10 triệu | Từ vài trăm ngàn cho đến 4 triệu |
Để máy ép chậm hoạt động bền bỉ, kéo dài tuổi thọ. Trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý những điểm sau:
- Không được bỏ đá viên vào máy ép chậm
- Không được bỏ quá nhiều nguyên liệu cùng lúc, có thể khiến máy bị tắc và nước ép bị lẫn nhiều bã
Các bước vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng
- Bước 1: Sau khi ép nguyên liệu xong, bạn nhấn nút tắt máy rồi rút phích cắm và chờ cho máy dừng hẳn.
- Bước 2: Tháo rời các bộ phận của máy theo trình tự từ trên xuống dưới: Ống tiếp nguyên liệu -> trục ép -> lưới lọc -> vòng cố định lưới lọc -> khay chứa
- Bước 3: Tráng sơ các bộ phận của máy (ngoại trừ thân máy) bằng nước sạch, sau đó dùng bàn chải và xà phòng cọ rửa thật kỹ.
- Bước 4: Sau khi rửa sạch, bạn phơi khô các bộ phận của máy ở chỗ thoáng hoặc lấy khăn mềm lau khô.
- Bước 5: Dùng khăn mềm lau khô thân máy, không được để thân máy tiếp xúc với nước.
- Bước 6: Sau khi vệ sinh sạch sẽ các bộ phận, bạn tiến hành lắp ráp lại rồi cất máy ở nơi khô ráo.
Việc vệ sinh máy ép chậm rất đơn giản, tuy nhiên khi vệ sinh lưới lọc bạn nên cọ rữa thật kỹ sau mỗi lần sử dụng. Không nên chỉ tráng qua dưới vòi nước, vì nếu bạn vệ sinh theo cách này nhiều lần thì dần dần sẽ xuất hiện các mảng bám rau quả khô, mịn đóng trên lưới lọc, đặc biệt là các lưới lọc có rãnh nhựa.
Hy vọng bài viết về 15 máy ép chậm tốt nhất hiện nay sẽ giúp bạn tìm được cho mình một sản phẩm ưng ý. Cám ơn các bạn đã theo dõi & hẹn gặp lại trong những bài viết sau!