Để có một tấm ảnh đẹp thì độ phân giải megapixel (MP) lớn thôi là chưa đủ, mà yếu tố quan trọng nhất chính là kích thước của chiếc cảm biến ảnh trong camera. Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc tại sao chiếc cảm biến ảnh nhỏ xíu trong camera lại có tầm quan trọng lớn đối với chất lượng một bức ảnh như vậy?
Để giải trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy quay trở về nguyên tắc cơ bản trong nhiếp ảnh, đó là bắt sáng. Và cảm biến ảnh trong camera sẽ thực hiện nhiệm vụ này. Về nguyên tắc, nếu cảm biến ảnh bắt được nhiều ánh sáng hơn thì sẽ cho hình ảnh đẹp hơn. Hiện nay, hầu hết các máy ảnh đều sử dụng một trong hai loại cảm biến là CCD và CMOS. Trong bài viết này chúng ta hãy tìm hiểu về cảm biến CCD nhé!
Cảm biến CCD là gì?
CCD viết tắt của cụm từ “Charged Coupled Device” – dịch sang tiếng Việt là “Linh kiện tích điện kép“, là cảm biến được sử dụng trong camera kỹ thuật số để ghi lại hình ảnh tĩnh và chuyển động. Cảm biến CCD có nhiệm vụ bắt ánh sáng và chuyển nó thành các điện tử. Sau đó, những điện tử này sẽ được chuyển thành điện áp rồi chuyển sang dạng tín hiệu số. Vì lý do này, cảm biến CCD thường được coi là phiên bản kỹ thuật số của cuộn film máy ảnh. Với một CCD tốt, bạn sẽ có thể tạo ra hình ảnh chất lượng cao, ngay cả khi làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc mờ.
Trên bề mặt của cảm biến CCD có chứa các pixel điện tử làm nhiệm vụ thu nhận hình ảnh. Một chiếc cảm biến CCD có kích thước 2.5 x 2.5 cm có thể có 1024×1024 pixel trên bề mặt.
Kích thước của cảm biến CCD quyết định camera đó bắt được bao nhiêu ánh sáng. Lượng ánh sáng bắt được sẽ quyết định độ cân bằng phơi sáng và sự sắc nét của bức ảnh. Cho nên, nếu cảm biến CCD càng lớn, nó càng bắt được nhiều ánh sáng, có nghĩa là nó sẽ tạo ra những hình ảnh, video có chất lượng tốt hơn đặc biệt trong môi trường thiếu sáng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được cái nhìn khái quát về cảm biến CCD trong máy ảnh. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau!